NHỮNG LOẠI RAU, CỦ QUẢ GIÚP XƯƠNG CHẮC KHỎE

NHỮNG LOẠI RAU, CỦ QUẢ GIÚP XƯƠNG CHẮC KHỎE

Cách đơn giản nhất giúp xương chắc khỏe chính là bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương từ các loại rau quả có sẵn trong cuộc sống hàng ngày.
1. Giá đỗ
Trong giá đỗ có chứa rất nhiều vitamin C, khoáng chất, amino acid, protein và phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon… là các chất chống oxy tăng cường sức khỏe cho xương, khớp, giúp chị em giảm hẳn lo lắng về quá trình loãng xương. Nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương.
Tuy giá đỗ rất bổ, nhưng do có thể có cả chất độc trong giá sống nên bạn cần rửa kỹ giá đỗ sạch trước khi sử dụng. Lưu ý bạn không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
2. Bắp cải
Bắp cải giàu vitamin K, giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông nên rất tốt cho người bệnh xương khớp, giúp xương chắc khỏe. 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg.
Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể thay thế bằng bông cải xanh, rau bó xôi, cải thìa, cải xanh, cải xoăn và các loại rau có lá xanh đậm khác vì các loại cải này cũng chứa rất nhiều vitamin K. Hãy tập thói quen ăn chúng thường xuyên, chắc chắn sẽ giúp xương khỏe hơn đấy bạn nhé.
3. Rau bina (rau chân vịt)
Rau chân vịt chính là thực phẩm vàng cho những người bị loãng xương. Vitamin K, vitamin A cùng với canxi, magiê và sắt có trong rau chân vịt giúp bạn có hệ xương chắc khỏe. Chỉ cần một chén rau chân vịt tươi (hoặc 1/6 cốc rau chân vịt nấu chín) đã đủ gấp đôi nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn.
Tuy nhiên, rau chân vịt còn chứa nhiều axit oxalic. Do đó, nếu bạn mắc các bệnh về thận thì không nên ăn quá nhiều rau chân vịt.
4. Khoai tây
Khoai tây rất phổ biến, nhưng nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của khoai tây đối với cơ thể và hệ xương. Vitamin C trong khoai tây cực kỳ cao, nó sản xuất collagen giúp kết nối các mô xương với nhau. Mặc dù hàm lượng canxi trong khoai tây không cao, nhưng khoai tây cực kỳ giàu magiê, nó có thể hỗ trợ việc hấp thụ canxi rất chuẩn xác và nhanh chóng.
Khi chọn mua khoai tây, tránh chọn các khoai có da nhăn nheo hoặc héo, có các chỗ đen mềm, đổi màu, các vết cắt hoặc bầm trên bề mặt vỏ hay xanh lục vì có thể củ khoai này đã bị hỏng.
5. Cà chua
Cà chua là loại thực phẩm xanh cực kì có lợi cho sức khỏe. Nó cung cấp một lượng lớn vitamin K, canxi và dưỡng chất, ngăn ngừa lão hóa, cung cấp collagen cho cơ thể và bảo vệ xương khớp, phòng chống thoái hóa. Theo các nhà nghiên cứu, hạt cà chua có thể thay thế chất aspirin có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp rất hiệu quả và an toàn.
Mách nhỏ bạn bí quyết nhất giúp xương mau liền và phục hồi khi xương bị tổn thương đó là hãy ăn thật nhiều cà chua.
6. Các loại hoa quả
Bạn đã biết có nhiều loại hoa quả rất tốt cho xương hay chưa? Ví dụ như đu đủ, dứa, chanh, bưởi giúp bổ sung men kháng viêm và sinh tố C cực tốt cho người bị đau khớp. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng quả bơ kết hợp với đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen là thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương.
Một loại quả cũng có tác dụng rất tốt với người bệnh xương khớp phải kể tới chuối. Chuối có tập trung lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali – chất điện phân ngăn ngừa mất canxi của cơ thể. Chính vì thế, nhiều nhà khoa học khuyên chúng ta nên ăn ít nhất một trái chuối mỗi ngày.
Hồng Phương – TTYT Bến Lức

CHẾ ĐỘ ĂN KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Pha loãng nước chấm trên bàn ăn thay vì dùng nguyên chất. Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Cường, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, tỷ lệ tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường cao gấp 1,5-2 lần so với người bình thường. Người đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát huyết áp thấp hơn người bình thường. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp với người đái tháo đường chưa có biến chứng là dưới 130/80 và có biến chứng protein niệu trên một gram một ngày là dưới 125/75 mmHG.
Để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh béo phì, tăng cường tập thể dục thể thao, tránh stress. Một trong những biện pháp quan trọng để ổn định huyết áp là giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cần giảm muối dưới 5 gram một ngày ở bệnh nhân chưa tăng huyết áp. Nếu có tăng huyết áp nên hạn chế dưới 3 gram một ngày.
Một số cách đơn giản để giảm muối
– Nêm ít gia vị giàu muối như nước mắm, nước tương, tương ớt, chao, mắm các loại… lúc nấu ăn.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, chả lụa, bánh mì, bánh ngọt…
– Sử dụng gia vị khác như cà ri, hành, tỏi, gừng, riềng, rau mùi, ngũ vị hương.
– Pha loãng nước chấm trên bàn ăn như nước tương, nước mắm thay vì dùng nguyên chất.
Rửa qua thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải muối, cà muối, cá khô.
Lượng muối Na trong một số thực phẩm

Người viết Duyệt Lãnh đạo

Nguyễn Thị Hồng Phương
NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO THẬN
Sự khỏe mạnh của thận không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng ta.
Dưới đây là Top 8 thực phẩm tốt cho sức khỏe của thận mà bạn nên chú ý và đừng bỏ qua.
1. Sò điệp
Sò điệp là một nguồn rất giàu protein nạc với phức hợp gồm ba axit amin cụ thể là cystine, tryptophan và isoleucine. Ngoài ra nó còn phong phú hàm lượng ba khoáng chất phốt pho, magiê và kali. Những axit béo không bão hòa trong sò điệp đóng vai trò thiết yếu trong sự tăng trưởng và phát triển bình thường đồng thời cũng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh thận. Những người thận âm hư rất nên bổ sung nó vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Lưu ý: Điều cần tránh khi ăn sò huyết là nếu ăn loại được đánh ở vùng biển bị ô nhiễm nặng có thể tăng nguy cơ trúng độc. Ngoài ra, mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.
2. Lòng trắng trứng
Những người có vấn đề về thận nên bổ sung protein, ít phốt pho. Lòng trắng trứng sẽ đáp ứng được lượng protein ít phốt pho so với những nguồn thực phẩm cung cấp protein khác. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh xa lòng đỏ trứng nếu thận có vấn đề.
3. Hạt dẻ
Hạt dẻ vốn được coi là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo. Nhờ đó nó đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ là “vũ khí” giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn có tác dụng bảo vệ tim mạch nhờ chất phytosterol – chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.
Ngoài vai trò hỗ trợ lá lách và dạ dày thì một điều đặc biệt thì hạt dẻ có tác dụng bổ thận, khỏe lưng. Không phải ngẫu nhiên mà trong Đông y có câu: Mùa đông ăn hạt dẻ tốt hơn uống thuốc bổ thận. Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư…

4. Cật lợn
Cật lợn có các chất đạm, béo, các chất khoáng như canxi, phốt-pho, sắt; các vitamin (A, B1, C, PP). Nó có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng điều chỉnh chức năng thận, trị đau lưng, di tinh, mồ hôi trộm, ù tai và các bệnh thuộc thận như về xương khớp đau mỏi, tai ù, nặng tai, ra mồ hôi trộm, lão suy.

5. Quả óc chó
Quả óc chó hay còn gọi là quả hồ đào chứa nhiều a-linolenic, một loại acid béo omega-3 tự nhiên trong thực vật có tác dụng nâng cao sức khỏe của thận. Quả óc chó có vị ngọt, tính ấm giúp bổ thận, nhuận phổi, nhuận tràng, trị thận hư, ho suyễn, đau lưng, chân yếu hay giảm các chứng bệnh về thận khác.
6. Cải bắp
Cải bắp chứa chất phytochemical giúp giảm các tế bào gốc tự do gây nguy hại cho cơ thể và da. Nhờ hàm lượng kali thấp, cải bắp trở thành sự lựa chọn không thể tốt hơn cho chế độ ăn uống của những người đang bị bệnh thận vì nó sẽ giúp giảm áp lực thải lọc chất độc mà thận vẫn đảm nhiệm.
7. Súp lơ
Súp lơ được luộc chín, thêm chút tiêu và muối sẽ tạo ra một món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vốn là kẻ thù của chất độc trong cơ thể, súp lơ giàu chất indoles, glucosinolates và thiocyanates giúp tống khứ các chất độc trong cơ thể, nhờ đó, thận cũng làm việc đỡ “vất vả” hơn.

8. Nước ép trái cây
Nước ép trái cây hoặc nước ép rau quả có chứa chất phytochemicals giúp ngăn ngừa chứng suy thận. Nước ép trái cây, đặc biệt là nước ép quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe thận.
Để duy trì chức năng đầy đủ của thận, những người gặp vấn đề với cơ quan chức năng này nên hạn chế hoặc tránh ăn các thực phẩm sau đây: Củ mã thầy, quả hồng vàng, cà rốt, dưa chuột, dưa chuột nguyên, khoai lang, dưa hấu, dưa, hành, hạt tiêu, mù tạt, đinh hương, thì là, hạt tiêu, bạc hà, hoa cúc, muối, bơ, rượu và thuốc lá…
(Sưu tầm)
Người viết Duyệt Lãnh đạo

Nguyễn Thị Hồng Phương